'Flex' là gì mà người trẻ ai cũng thể hiện?
Một số cha mẹ trong cộng đồng LGBTQ+ đã tụ họp nhau trong một bữa tiệc nướng. Nhiều người đã dẫn theo những đứa con sinh ra từ tinh trùng hiến tặng. Điều bất ngờ là những đứa trẻ này có diện mạo rất giống nhau, theo nhật báo The Daily Mirror (Anh).Đánh giá Tiguan Allspace trên hành trình vượt gió cát, lên đại ngàn
Buổi triển lãm và ra mắt sách ảnh Vươn lên thôn Làng Nủ (Nhà xuất bản Thông tấn ấn hành) của nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Á có sự góp mặt của bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính; ông Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.HCM... cùng đông đảo khách mời và bạn đọc. Đặc biệt, 6 người dân của Làng Nủ, gồm ông Hoàng Văn Diệp (trưởng thôn), ông Sầm Văn Bóng, bà Hoàng Thị Bóng, bà Nguyễn Thị Kim, bà Hoàng Thị Thanh cùng bé Hoàng Ngọc Lan cũng tham dự chương trình và giao lưu cùng mọi người. Tập sách ảnh Vươn lên thôn Làng Nủ được cấu trúc thành 5 phần, gồm: Những ngày đau thương không lường trước; Hy vọng mong manh và tình quân dân trong cơn bão lũ; Những sẻ chia ấm áp tình người; Sau cơn mưa trời lại sáng; Mùa xuân đầu tiên. Qua những hình ảnh được chụp ở nhiều góc độ của NSNA Nguyễn Á, Làng Nủ hiện lên như một câu chuyện cổ tích có hậu. Sau những đau thương, mất mát, Làng Nủ đã hồi sinh và bắt đầu đón mùa xuân đầu tiên ở khu tái định cư.Tham dự tại buổi triển lãm, nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa bày tỏ xúc động khi được gặp một số người dân của thôn Làng Nủ. Bà gửi lời chia sẻ và động viên trước những mất mát của người dân nơi đây. "Thiên tai là điều không ai muốn, dù vậy, mong bà con cố gắng vượt qua khó khăn, vươn lên để xây dựng quê hương Làng Nủ trong đau thương trở thành một Làng Nủ ngày càng giàu đẹp, ngày càng phát triển. Tôi tin bà con sẽ làm được điều đó", bà nhắn gửi.Với những người dân thôn Làng Nủ ở xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, ký ức về trận lũ quét kinh hoàng vào tháng 9.2024 vẫn luôn ám ảnh họ. Nỗi đau mất mát vẫn còn hiện hữu, khiến bà Hoàng Thị Bóng, bà Hoàng Thị Thanh nhiều lần không kiềm được xúc động, rơi nước mắt khi kể lại. Dẫu vậy, họ luôn động viên nhau phải cố gắng bắt đầu một cuộc sống mới sau đau thương.Ông Hoàng Văn Diệp, Trưởng thôn Làng Nủ chia sẻ: "Chúng tôi rất xúc động khi có mặt ở đây, nhìn thấy những bức ảnh mà anh Nguyễn Á chụp lại được tại thôn Làng Nủ sau khi xảy ra thiên tai. Thời gian qua, bà con thôn Làng Nủ được sự quan tâm, yêu thương của Đảng, Nhà nước cũng như người dân trên khắp cả nước giúp đỡ. Hiện nay, bà con đã hồi sinh, dần trở lại cuộc sống".Theo nhiếp ảnh gia Nguyễn Á, đây có lẽ là buổi triển lãm và ra mắt sách ý nghĩa nhất của anh. Để có thể hoàn thành tập sách này, Nguyễn Á đã đến Làng Nủ 11 lần, trực tiếp ghi lại những ngày quân và dân cùng nhau khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi cũng như cùng ăn, ở với người dân. Dịp Tết Nguyên đán 2025, anh cũng ở lại Làng Nủ để cùng người dân đón tết đầu tiên trên vùng đất mới sau bao nỗi đau. "Đến Làng Nủ, tôi đã tận mắt nhìn thấy những mất mát, đau thương tột cùng, cũng như cảm nhận sự ấm áp của tình yêu thương, tôi thêm thấu hiểu về cái gọi là 'sự sống nảy sinh từ cái chết'. Nên lần này, Vươn lên thôn Làng Nủ là cuốn sách thứ 21 của tôi, cùng với 3 cuộc triển lãm sắp tới tại TP.HCM, Hà Nội và tại Làng Nủ là cơ hội để tôi gửi đến mọi người thông điệp: 'Hãy cùng nhau trao yêu thương và hy vọng. Mọi khó khăn sẽ dễ dàng vượt qua, cùng chung tay để cuộc sống thêm tốt đẹp'. Hy vọng mong muốn này được lan tỏa đến nhiều trái tim để chúng ta có thể đồng hành cùng thực hiện những việc làm thật ý nghĩa, giúp bà con Làng Nủ vượt qua giai đoạn khó khăn", anh chia sẻ.
Không thấy nhân viên ghi số nước, tiền nước tính cách nào ?
Hàng loạt ngân hàng đã giảm lãi suất gần đây. Chẳng hạn, ABBANK giảm lãi suất 0,1% ở các kỳ hạn từ 2 - 60 tháng, dao động từ 3,2 - 5,2%/năm. OCB cũng giảm từ 0,05 - 0,25%/năm, xuống còn 3,9 - 5,9%/năm. Ngân hàng số Vikki giảm 0,1 - 0,5% các kỳ hạn từ 1 đến 15 tháng đối với tiền gửi online và tại quầy, dao động từ 3,9 - 5,9%/năm. MBV giảm 0,2% ở các kỳ hạn từ 1 - 3 và 18 - 36 tháng đối với tiền gửi online và tiền gửi tại quầy.Trong 3 tuần qua, Eximbank đã 6 lần giảm lãi suất đối với một số chương trình huy động vốn như "Gửi dài an tâm" giảm 0,6 - 0,8% lãi suất các kỳ hạn 15 - 36 tháng; tiền gửi tiết kiệm giảm 0,1 - 0,2% các kỳ hạn 12 - 24 tháng đối với khách hàng thường và giảm 0,2% các kỳ hạn 6 - 12 tháng đối với khách hàng trên 50 tuổi; đối với tiền gửi online giảm 0,1% các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 0,2 - 0,8% đối với các kỳ hạn từ 6 - 36 tháng… Ngoài ra còn có các ngân hàng khác giảm lãi huy động như NCB, Nam A Bank, VPBank…Trong đợt giảm lãi huy động lần này còn có ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV với mức điều chỉnh đi xuống 0,1%. Tại BIDV, lãi suất huy động từ kỳ hạn 1 đến dưới 6 tháng còn 1,6 - 3%/năm; còn Vietcombank huy động từ 1,6 - 2,9%/năm… Trong đợt này có 18 ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động.Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất tiền đồng giảm 0,2 - 0,5% so với đầu tháng. Ngày 18.3, lãi suất tiền đồng kỳ hạn qua đêm xuống còn 4,18%/năm, 1 tuần còn 4,35%/năm, 2 tuần còn 4,31%/năm, 1 tháng 4,49%/năm, 3 tháng còn 4,66%/năm… Hoạt động bơm tiền từ Ngân hàng Nhà nước vẫn diễn ra liên tục trên thị trường mở nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các nhà băng. Ngày 19.3, 3 thành viên đã trúng thầu khối lượng hơn 1.844 tỉ đồng ở kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 4%/năm.
Theo số liệu nghiên cứu từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), đến thời điểm cuối năm 2024, giá sơ cấp căn hộ chung cư trung bình tại Hà Nội đã đạt 70 triệu đồng mỗi m2, tăng 35,4% theo năm, khi các dự án mở bán mới đều thuộc phân khúc cao cấp, hạng sang, kéo theo mặt bằng giá thứ cấp cũng tăng mạnh.Giá căn hộ liên tục tăng cao và thiết lập mặt bằng mới khiến giá thuê căn hộ cũng có xu hướng "leo thang", với mức tăng trung bình từ 10 - 20% trong năm 2024. Ở khu vực trung tâm thành phố, gần như vắng bóng các căn hộ chung cư có giá thuê dưới 10 triệu đồng/tháng. Theo đó, giá thuê căn hộ 1 phòng ngủ phổ biến từ 10 - 15 triệu đồng/tháng, 2 phòng ngủ từ 15 - 20 triệu đồng/tháng.Tại khu vực vùng ven, giá thuê căn hộ trung bình từ 6,5 - 15 triệu đồng/tháng, tăng từ mức phổ biến từ 3 - 8 triệu đồng/tháng trong vòng chưa đầy 5 năm. Không chỉ giá thuê căn hộ tăng cao, giá thuê nhà trọ, chung cư mini cũng tăng vọt. Xu hướng này được thúc đẩy do nhu cầu thuê nhà tăng cao trước tình trạng giá bán vượt xa khả năng tài chính của phần lớn người lao động, khiến việc thuê nhà trở thành giải pháp tất yếu. Ngoài tác động từ nhu cầu thuê tăng cao, việc giá căn hộ không ngừng leo thang cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược định giá của chủ nhà. Khi giá nhà tăng cao buộc các chủ nhà phải nâng giá thuê để đảm bảo lợi nhuận và cân bằng dòng tiền đầu tư. Dù thực tế tỷ suất lợi nhuận từ việc cho thuê căn hộ ngày càng thấp do giá thuê không theo kịp mức tăng giá nhà.Tốc độ tăng giá thuê chỉ bằng khoảng ½ giá nhà trong năm 2024, trên nền tảng tỷ suất lợi nhuận từ việc cho thuê căn hộ tại Việt Nam chỉ ở mức khoảng dưới 4%, phổ biến dưới 2%, thấp hơn so với việc gửi tiết kiệm.Bên cạnh đó, việc giá vật liệu xây dựng, chi phí bảo trì và phí quản lý chung cư gia tăng cũng góp phần đẩy giá thuê lên mức mới, đặc biệt đối với các căn hộ có vị trí tốt và tiện ích đầy đủ.Sự thay đổi trong tư duy và lối sống của người trẻ, đề cao sự linh hoạt trong việc lựa chọn nơi sống, ưu tiên thuê nhà để dễ dàng thay đổi chỗ ở theo công việc, phong cách sống hoặc tiếp cận các khu vực có tiện ích tốt hơn, cũng là một trong những nguyên nhân góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường căn hộ cho thuê.VARS nhận định: Việc giá thuê liên tục tăng cao, khiến nhiều người lao động, đặc biệt là người trẻ, có thu nhập trung bình và thấp, gặp khó khăn trong việc duy trì cuộc sống tại đô thị. Chi phí thuê nhà chiếm tới 35 - 50% thu nhập, cộng với các chi phí sinh hoạt khác, người trẻ gần như không có khả năng tích lũy.Nhiều người không còn đủ khả năng chi trả, buộc phải thu hẹp không gian sống, tìm kiếm lựa chọn rẻ hơn hoặc thậm chí rời khỏi các thành phố lớn. Xu hướng dịch chuyển ra các khu vực vùng ven ngày càng rõ ràng hơn, nhờ giá thuê thấp hơn khoảng 20 - 30% so với trung tâm. Tuy nhiên, việc dịch chuyển ra xa cũng mang đến nhiều thách thức khi hệ thống giao thông công cộng chưa phát triển đồng bộ, chi phí đi lại tăng lên...Đáng chú ý, không chỉ lao động phổ thông, mà cả những lao động trẻ có trình độ cao cũng bắt đầu rời khỏi trung tâm đô thị. Khi chất lượng sống chưa đáp ứng kỳ vọng do người trẻ khó tìm được không gian sống thoải mái và chất lượng dịch vụ tốt với mức giá thuê phải chăng.Đồng thời, các tỉnh, thành vệ tinh cũng đang phát triển mạnh mẽ với nhiều khu công nghiệp, trung tâm công nghệ và dịch vụ hiện đại, với mức lương tại không quá chênh lệch so với trung tâm, nhưng chi phí sinh hoạt rẻ hơn đáng kể.Để hỗ trợ người trẻ có một nơi an cư, VARS cho rằng ngoài việc tiếp tục thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà nước cần sớm nghiên cứu phát triển quỹ nhà ở cho thuê dài hạn với giá rẻ, ưu tiên nhóm lao động trẻ, công nhân viên chức, trí thức trẻ, các lao động làm việc trong ngành nghề trọng điểm. Khuyến khích các chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở giá rẻ thông qua ưu đãi thuế, hỗ trợ vay vốn hoặc giảm chi phí đất. Đồng thời, cần đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông công cộng, giúp người lao động dễ dàng di chuyển từ khu vực giá rẻ đến trung tâm làm việc.Nhà nước có thể nghiên cứu áp dụng mô hình ký túc xá cho lao động đô thị như tại Singapore. Như vậy, người lao động trẻ mới ra trường, chưa có khả năng mua nhà, có thể thuê nhà ở xã hội do nhà nước đầu tư với giá thấp hơn thị trường 40 - 50%. Khi có đủ tài chính, họ có thể mua căn hộ trên với chương trình trợ giá và và vay mua nhà lãi suất thấp.Thứ hai là ký túc xá chuyên dụng cho lao động, chủ yếu phục vụ lao động nhập cư và lao động trẻ chưa có nhà ở ổn định. Mỗi ký túc xá có sức chứa từ 1.000 - 25.000 người, được quản lý theo mô hình hiện đại với phòng ở sạch sẽ, an ninh đảm bảo, có khu sinh hoạt chung, bếp ăn, nhà tắm, phòng giải trí. Hệ thống vận hành chặt chẽ, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động.Trong khi đó các chủ đầu tư được khuyến cáo cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm nhà ở có giá phù hợp hơn với nhu cầu của đại đa số người dân. Bởi nhu cầu chính và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thị trường là nhà ở giá bình dân, trung cấp.Việc ngày càng nhiều người lao động trẻ, nhất là lao động trẻ có trình độ, rời khỏi trung tâm đô thị có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Bạc Liêu - đâu chỉ là trạm dừng chân
Cơ quan soạn thảo đề xuất nâng mức phạt tiền lên 1,5 - 2 lần so với Nghị định 168/2024 đối với 107 hành vi vi phạm. Ví dụ: ô tô đi không đúng phần đường hoặc làn đường tăng từ 4 - 6 triệu đồng lên 8 - 12 triệu đồng; vi phạm nồng độ cồn mức cao nhất (với ô tô) tăng từ 30 - 40 triệu đồng lên 45 - 60 triệu đồng; chở hàng quá khổ tăng từ 8 - 10 triệu đồng lên 16 - 20 triệu đồng…Có 2 lý do được UBND TP.Hà Nội đề cập để giải thích cho đề xuất của mình. Thứ nhất, luật Thủ đô (có hiệu lực từ 1.1.2025) giao cho HĐND TP.Hà Nội quy định mức tiền phạt một số hành vi vi phạm giao thông trên địa bàn cao hơn mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định. Để triển khai luật này, Hà Nội phải bổ sung quy định về việc tăng mức xử phạt như đã nêu.Thứ hai, tình hình giao thông trên địa bàn Hà Nội có nhiều điểm khác biệt: ý thức người tham gia giao thông còn hạn chế, nhiều vi phạm lặp đi lặp lại, nhiều thành phần tham gia giao thông và nơi cư trú không ổn định ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, số vụ tai nạn và số lượng phương tiện cao… Thực tiễn này đòi hỏi phải có một chế tài mang tính chất đặc thù của thủ đô, để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.Theo danh mục tại dự thảo, 107 lỗi vi phạm giao thông bị đề xuất tăng mức phạt tiền tập trung vào 3 nhóm. Một là những vi phạm có tính chất phổ biến; hai là những vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn và ùn tắc giao thông; ba là những vi phạm ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng.UBND TP.Hà Nội nhận định, tăng mức phạt tiền vừa giúp tăng nguồn thu ngân sách, vừa tác động đến ý thức, buộc người tham gia giao thông phải chấp hành, nếu không sẽ bị áp dụng mức phạt cao hơn mức phạt chung. Dẫu vậy, quá trình thực hiện ban đầu có thể có những khúc mắc và phản ứng của dư luận, vì mức phạt tăng cao sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của người dân.Đề xuất của UBND TP.Hà Nội đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là trong bối cảnh Nghị định 168/2024 (nâng mức phạt tiền lên nhiều lần với nhiều lỗi vi phạm) chỉ mới có hiệu lực thi hành khoảng hơn 1 tháng. Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Kết Nối, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, cho rằng cả 2 lý do cơ quan soạn thảo viện dẫn để đề xuất tăng mức phạt tiền đều chưa thực sự thuyết phục.Luật trao cho Hà Nội quyền đó, không phải là nghĩa vụ. Hà Nội có thể làm hoặc không.Ông Hùng phân tích, điều 33 luật Thủ đô quy định HĐND TP.Hà Nội được áp dụng mức tiền phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực (văn hóa, quảng cáo, xây dựng, giao thông…) cao hơn mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định. Mấu chốt ở đây là chữ "được", nghĩa là được phép áp dụng nếu thấy cần thiết, chứ không phải bắt buộc áp dụng. "Luật trao cho Hà Nội quyền đó, không phải là nghĩa vụ. Hà Nội có thể làm hoặc không", ông Hùng nêu quan điểm.Tương tự, nếu mục đích tăng mức phạt tiền để cải thiện ý thức tham gia giao thông thì rõ ràng Nghị định 168/2024 đang "làm rất tốt". Như số liệu Cục CSGT Bộ Công an vừa công bố, sau 1 tháng áp dụng nghị định mới, tình hình trật tự, an toàn giao thông đã có những chuyển biến tích cực: số vụ tai nạn và số trường hợp vi phạm đều giảm, người dân tự giác chấp hành ngay cả khi không có mặt CSGT, ùn tắc giao thông không kéo dài… "Ý thức đã tốt lên như vậy, liệu có cần thiết phải tiếp tục nâng mức phạt nữa không, nên chăng tìm kiếm thêm các giải pháp khác thay vì chú trọng vào phạt?", vị luật sư đặt câu hỏi.Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cũng kiến nghị Hà Nội nên cân nhắc đề xuất tại dự thảo. Đồng ý với lập luận của cơ quan soạn thảo về việc luật Thủ đô cho phép HĐND TP.Hà Nội được quyền tăng mức phạt cao hơn mặt bằng chung, nhưng ông Hòa cho rằng "tăng như vậy có phù hợp hay không thì phải xem tình hình thực tế, ý kiến người dân ra sao", nhất là khi Nghị định 168/2024 vừa mới tăng mức phạt lên rất cao.Vị đại biểu lo ngại một số tác động tiêu cực mang lại. Mức phạt quá cao, vượt quá khả năng kinh tế của người dân, khiến một số trường hợp người vi phạm sẵn sàng bỏ phương tiện cũ, giá trị thấp thay vì nộp phạt; gián tiếp tạo áp lực quá tải cho việc trông giữ phương tiện vi phạm - vốn là bài toán chưa thể giải quyết triệt để nhiều năm nay. Ngoài ra, mức phạt quá cao còn có thể phát sinh tiêu cực giữa người vi phạm với lực lượng thi hành công vụ.Anh Xuân Lực (37 tuổi, trú tại H.Thanh Oai, Hà Nội) ngày nào cũng đi và về trên quãng đường khoảng 15 km để vào nội thành làm việc. Với mức phạt hiện hành tại Nghị định 168/2024, và nếu tiếp tục tăng như đề xuất của chính quyền thủ đô, anh Lực lo lắng không may vi phạm sẽ "mất cả tháng lương".Nhưng điều khiến nhiều người e ngại hơn, đó là chất lượng hạ tầng giao thông. Cung đường anh Lực di chuyển mỗi ngày luôn trong tình trạng ùn tắc, khiến người điều khiển xe mệt mỏi, thậm chí kiệt quệ về tinh thần. Nhiều đoạn xuống cấp, công trường thi công chắn mất phân nửa lòng đường, vỉa hè bị chiếm dụng, chưa kể hệ thống biển báo, vạch kẻ đường tại nhiều vị trí còn bất cập. "Phạt cao nhưng chất lượng đường sá cũng phải tương xứng, phải giảm áp lực cho tài xế thì mới có thời gian, tâm trí để chấp hành", anh Lực nói.Đồng quan điểm, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT, chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị, cũng cho rằng giảm ùn tắc và tai nạn giao thông là vấn đề lâu dài, không thể nóng vội bằng việc cứ tăng mức phạt, "đổ hết lỗi" cho người dân. Hà Nội nên tập trung vào các giải pháp bền vững, thuộc về trách nhiệm của chính quyền, để giải quyết tận gốc rễ.Đó là phát triển mạnh kết cấu hạ tầng, nâng cấp các tuyến đường chính, xây dựng cầu vượt, đường ngầm, mở rộng cửa ngõ TP; quy hoạch đô thị gắn với giao thông, hạn chế xây dựng nhà cao tầng tại khu vực trung tâm để giảm áp lực lên hạ tầng. Đồng thời, hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng, ưu tiên phát triển đường sắt đô thị, đặc biệt là hệ thống tàu điện metro, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng…Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN, thì ủng hộ đề xuất của UBND TP.Hà Nội, nhằm xoay chuyển tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thủ đô đang phức tạp như hiện nay. Ông Thanh cho biết, Nghị định 168/2024 đã nâng mức phạt tiền lên nhiều lần so với trước đây, nhưng nhiều hành vi vi phạm với lỗi cố ý vẫn cứ diễn ra, như vượt đèn đỏ, nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, đi ngược chiều… Điều này cho thấy nhiều người "chưa thấy sợ", cần thêm sự nghiêm minh về chế tài, bao gồm cả việc nâng mức phạt tiền và xử lý triệt để, minh bạch, "đến nơi đến chốn", nhằm thay đổi bộ mặt giao thông của thủ đô.Tuy vậy, ông Thanh bày tỏ băn khoăn về số lượng hành vi vi phạm bị đề xuất tăng mức phạt tiền, lên đến 107 hành vi là quá rộng, "như thế còn gì là đặc thù nữa". Cơ quan soạn thảo nên chọn lọc những hành vi vi phạm mang tính chất cố ý, tiềm ẩn nguy hiểm đến an toàn giao thông, kết cấu hạ tầng, hoặc có yếu tố đặc thù ở thủ đô. Chẳng hạn cơi nới thành thùng, chở quá tải trọng, vi phạm nồng độ cồn, đua xe trái phép…